Tuesday, April 28, 2009

LIBOR-OIS (II)

Hôm nay đã giảm xuống 84 bps rồi nhé. Sắp hết khủng hoảng rồi :))

Saturday, April 25, 2009

SCAP

Gần 40 ngày sau lễ nhậm chức, Tim Geithner đã cật lực làm nên bản kế hoạch PPIP (Chương trình liên kết đầu tư giữa chính phủ và tư nhân nhằm giải quyết các nợ xấu cho hệ thống ngân hàng). Bản kế hoạch được công bố mập mờ vào ngày 10/2/2009, và hậu quả của sự mập mờ này là niềm tin của giới đầu tư của phố Wall sụt giảm, kéo theo sự giảm điểm liên tiếp của DJ. Trong lần công bố đó, Geithner có nói tới những bài tests sẽ thực hiện để kiểm tra sức khoẻ của 19 ngân hàng và tổ chức tài chính mạnh nhất của Mỹ. Đó chính là Supervisory Capital Assessment Program (SCAP) mà Geithner cùng với Bernanke vừa mới thông báo mập mờ hồi thứ sáu vừa rồi. Giới phân tích tài chính lại bắt đầu nghi ngờ sự sụt giảm của DJ vào tuần sau, cùng với một loạt số liệu về GDP của Mỹ trong quí 1. Các bài test này chỉ nhằm mục đích xác định xem 19 ngân hàng của Mỹ có đủ tài sản để có thể chống đỡ trong trường hợp xấu nhất xẩy ra hay không, và cũng để cho giới làm chính sách cứu trợ khi cần thiết. Mục đích, cách làm và kết quả có thể xem ở đây, hoặc search 1 tí sẽ ra ngay bản pdf của FED. Theo tớ cũng như giới phân tích thì trước sau gì sẽ cũng có 1 kết quả dương tính. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là nếu Geithner và FED kô công bố công khai, minh bạch thì có nguy cơ làm tăng nghi ngờ trong giới đầu tư và khi đó có thể kéo thị trường tiếp tục đi xuống. Nhưng nếu công bố toàn bộ, thì có nguy cơ 1 số ngân hàng sẽ bị đầu cơ, và rốt cuộc DJ cũng lại xuống như chờ đợi của bao nhiêu trader. Vậy cần 1 lựa chọn hợp lí. Một bài toán hết sức nan giải đúng không nào??

Sunday, April 19, 2009

Lỗi của ai??

Vừa mới đọc được bài viết của Mr Doom so sánh cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại cũng như thời kì hoàng kim của nó với chú máy bay Concorde ngày xưa. Bài này gần như tương tự với bài dịch trước đây của vneconomy về trách nhiệm của lãnh đạo các ngân hàng hay là những người làm chính sách trong cuộc khủng hoảng hiện nay (Bài viết chủ yếu nhắc đến trách nhiệm của đứa con huyền thoai người Romania : Alan Greenspan). Tớ thì không thích kiểu qui kết trách nhiệm này, mà cho rằng cuộc khung hoảng hiện nay cũng nhưng hầu hết các cuộc khủng hoảng khác bắt nguồn từ ý thức của con người, từ lợi nhuận khổng lồ mà ngành tài chính đem lại. Một khi con người nhìn thấy được lợi nhuận đó thì khó lòng mà họ có thể dừng lại được, dù họ đủ thông minh để biết rằng sẽ có những hiểm hoạ xẩy ra :).

Cũng liên quan đến vấn đề trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng tài chính, gần đây xẩy ra cuộc đấu khẩu giữa hai đồng nghiệp của Bách Khoa Paris, một bên là lão làng Nicole El Karoui và một bên là một nhà vật lý có mặt trong danh sách các nhà vật lý hàng đầu của nước Pháp Jean Philippe Bouchaud. Sẽ có dịp quay lại chủ đề này với các bạn sau.......

Saturday, April 18, 2009

Chênh lệch lãi suất qua đêm

Lãi suất qua đêm (Overnight interest rate) là một loại lãi suất chuẩn của Ngân Hàng Nhà Nước nhằm cho phép các ngân hàng thành viên duy trì một lượng vốn tối thiểu và mức thanh khoản cần thiết. Lãi suất này là một loại lãi suất ổn định và spread của nó với các loại lãi suất khác như lãi suất liên ngân hàng là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá hệ thống tín dụng. Khi mà lãi suất liên ngân hàng tăng lên (spread lớn) thì tính thanh khoản của hệ thống tín dụng giảm đi, nghĩa là tiền sẵn có dùng để cho vay giảm đi, lãi suất sẽ tăng lên, và đồng thời niềm tin vào thị trường giảm xuống. Thông thường, khi chúng ta nhìn vào thị trường quốc tế, ví dụ thị trường ở London, thì spread giữa Libor và OIS vào khoảng 10 bps (0,1%).





Trong đợt khủng hoảng tài chính năm 2008, vào thời điểm Lehman Brothers bị phá sản thì có lúc spread Libor Ois đã tăng lên đến 360 bps làm cho hệ thống tín dụng bị tê liệt hoàn toàn, lãi suất liên ngân hàng cao đến mức các giao dịch tín dụng bị đình trệ. Kể từ đầu 2009 (xem hình) spread này đã bắt đầu giảm và xuống dưới 100 bps, trong các ngân hàng ở Pháp đã bắt đầu có các swap, niềm hi vọng vào sự phục hồi của hệ thống tín dụng le lói lên và chúng tôi chờ mong sự trở về vị trí thân thiện 10 bps của spread này.

Cũng nói thêm rằng, vào thời điểm cả thế giới khủng hoảng tài chính cuối năm 2008 thì hệ thống ngân hàng Việt Vam đã mất tính thanh khoản từ đầu năm 2008, lãi suất qua đêm có khi lên đến 43%.




Thursday, April 16, 2009

Goldman Sachs results

GS vừa mới cho ra lò kết quả kinh doanh của quí 1 với lợi nhuận 1,66 tỉ dollars. Nếu nhìn qua kết qủa này bạn có thể suy luận ngay rằng GS làm ăn rất giỏi. Với rất nhiều các cao thủ của Harvard làm việc ở đây, kết qủa tốt là ko có gì đáng ngạc nhiên. Cần nói thêm rằng trong cuộc khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn, nhờ mối quan hệ tốt với Henry Paulson (cựu CEO của GS và là người tiền nhiệm của Geithner), GS đã bán được hầu hết các hợp đồng liên quan tới CDS. Tuy nhiên theo giới phân tích tài chính thì GS chỉ đạt được một nửa con số báo ra của quí 1. Vì sao?? Thực tế kết quả của quí 1 này bao gồm cả việc GS mới nhận 12 tỉ USD từ gói cứu trợ của chính phủ dành cho AIG. Cũng chính vì thế mà Paulson để cho Lehman Brothers phá sản chứ không để cho AIG phá sản. AIG bảo đảm cho GS.

Hơn nữa GS đã bán được 5 tỉ USD cổ phiếu phổ thông để trả lại khoản vay 10 tỉ USD từ chính phủ. Điều có cũng đồng nghĩa với việc sau khi trả nọ xong, GS sẽ thoải mái trả bonus cho nhân viên của mình mà không chịu sự quản lí của chính phủ...

Vấn đề cuối cùng là khi GS trả xong nợ cho chính phủ thì GS sẽ đẩy các cái đối thủ của mình, những ngân hàng đang nhận sự viện trợ của chính quyền Obama, vào thế bất lợi bởi vì chỉ có duy nhất GS trả tiền bonus cho lãnh đạo và nhân viên của mình, do đó sẽ có nhiều nhân tài tìm đến...và càng ngày nó càng trở nên mạnh hơn, quyền lực càng vào tay của giới tư bản ....


News : khi bài viết này được published thì GS vừa thông báo có ý định dùng 4,7 tỉ USD làm bonus cho nhân viên. Một con số không nhỏ đúng ko các bạn.

Tuesday, April 14, 2009

Trader or Leader

Lần trước đọc được 1 bài viết trên Lemonde về thống kê của các trader. Bài này đưa ra thống kê rằng tất cả các trader kiếm được nhiều tiền nhất đều có ngón tay trỏ ngắn hơn ngón tay áp út. Hôm nay lại đọc đuợc bài này trên Economist, có 1 hình ảnh biểu tượng cho thống kê này. Tuy nhiên theo quan điểm lý số của Đông Phương Học thì những người có ngón tay trỏ dài hơn ngón tay áp úp sẽ là những người có khả năng làm lãnh đạo rất cao. Ví dụ cho điều này là Hồ Chủ Tích, Bảo Đại, ect... Vậy bạn là leader hay là trader??

Update : Những người có ngón tay trỏ và ngón tay áp úp dài như nhau thường phải làm nô lệ :)) .

Friday, April 10, 2009

Hello

Chào các bạn,

Blog này được tớ tạo ra để ghi lại những suy nghĩ bất chợt, những điều mắt thấy tai nghe... thay thế cho cái blog 360 của tớ, cùng trao đổi với các bạn.

Thân mến,

QT