Saturday, May 30, 2009

Tăng vốn điều lệ

Gần đây để đối phó với suy thoái kinh tế, nhiều tập đoàn kinh tế lớn của thế giới, và Việt Nam đã lựa chọn giải pháp tăng vốn, ví dụ gần đây nhất của năm 2009 là HSBC, còn ở Vn thì Vietcombạnk cũng đang rục rịc tăng vốn. Tăng vốn có nhiều cách khác nhau, nhiều mục đích khác nhau, ví dụ như để có tiền đầu tư vào các dự án mới, cải thiện bản cân đối kế toán, etc... Một trong các cách đó là subscription thêm cổ phiếu mới. Vậy thì việc tăng vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá của cổ phiếu của công ty, và làm thế nào để mô hình hoá rủi ro và ảnh hưỏng của việc tăng vốn điều lệ?


Tăng vốn điều lệ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu qua các hiệu ứng khác nhau : hiệu ứng pha loãng, hiệu ứng deleverage thông qua các thông số như : tổng vốn hoá thị trường trước khi tăng vốn, credit spread và thời hạn nợ (Hãy lấy ví dụ HSBC, có tổng vốn hoá thị trường là 21,8 % tài sản nợ , spread 1 năm cỡ 2,25 %). Credit spread có ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản nợ của công ty, do đó ảnh hưởng đến volatility của tài sản của nó còn vốn hoá thị trường thì có ảnh hưởng tới hiệu ứng leverage, tổng vốn thị trường càng bé thì hiệu ứng leverage càng lớn, và vì vậy tính options của cổ phiếu càng lớn. Thời gian nợ càng lớn thì rủi ro phá sản càng cao và do đó ảnh hưởng của deleverage càng lớn. Ngoài ra chính sách trả cổ tức (dividend) cũng có ảnh hưởng tới việc tăng vốn. Tuy nhiên mô hình hoá cổ tức là 1 bài toán cực kì phức tạp, cho đến nay hầu hết các ngân hàng trên thế giới đều sử dụng các mô hình gần đúng....

Tăng vốn điều lệ sẽ dẫn đến việc giá cổ phiếu giảm xuống để đạt được cân bằng bởi hiệu ứng pha loãng, tuy nhiên nó không có ảnh hưởng ngay lập tức. Thông thường các nhà đầu tư cứ chờ đợi sự giảm giá của cổ phiếu của công ty chuẩn bị tăng vốn để chờ đợi arbitrage, thế nhưng quyền được mua các cổ phiếu mới gắn liền với việc sở hữu các cổ phiếu cũ vì thế sẽ không có arbitrage. Sau đó, tại thời điểm mở cửa của thời gian subscription thì quyền này (Pre-emptive Subscription right , PSR), tách khỏi cố phiếu và được bán 1 cách độc lập. Và sau đó thì giá cổ phiểu sẽ giảm đi, số lượng giảm chính bằng tổng giá trị của PSR. Về mặt lí thuyết thì giá cổ phiếu sẽ giảm lần đầu tiên ngay sau khi có công bố tăng vốn điều lệ, do ảnh hưởng của hiệu ứng deleverage. Tiếp đó sẽ có đợt giảm lần thứ hai tại thời điểm bắt đầu của giai đoạn subscription, do PSR. Trở lại với ví dụ của HSBC, thì giá cổ phiếu của HSBC giảm mạnh 18,35% trong giai đoạn tăng vốn.

Để mô hình hoá việc tăng vốn điều lệ, các bạn làm toán sự dụng mô hình Merton (các bạn google xem là ai nhé), và kết quả chỉ ra việc tăng vốn của HSBC làm cổ phiếu giảm đi khoảng 18%, không khác xa là mấy so với thực tế. Tiếc là không có đầy đủ thông số của Vietcombank để thử một cái xem sao ......

Saturday, May 23, 2009

Các qui định mới cho sản phẩm tài chính phái sinh

Cuộc khủng hoảng tín dụng-tài chính-kinh tế bắt nguồn từ Mỹ đòi hỏi chính quyền Obama phải cải tổ lại hệ thống tài chính càng sớm càng tốt để có thể hạn chế các rủi ro khác có thể. Trong số các vấn đề cần cải tố, nổi lên vấn đề về qui định sử dụng các sản phẩm tài chính, mà phần lớn là các sản phẩm phái sinh. Cách đây 1 tuần, chính quyền Geithner và Obama đã đưa ra các qui định mới đối với các sản phẩm tài chính phái sinh này. Hiểu một cách nôm na và đơn giản thì các sản phẩm tài chính phái sinh được bắt nguồn từ các sản phẩm cơ bản như : cổ phiếu, trái phiếu, nợ..., và từ đó được các chuyên gia nhào nặn tuỳ theo ngành của họ : hoặc là equity, hoặc là interest rate hoặc là credit, etc. Nhìn lại khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn thì ta sẽ thấy ngay rằng các sản phẩm dưới chuẩn được bắt nguồn từ các sản structured products và titrisation (tớ chịu kô biết nghĩa tiếng việt của 2 từ này), nó là các công cụ tài chính cho phép chuyển các khoản vay của ngân hàng thành cổ phiếu, còn sự sụp đổ của Lehman và sự giãy chết của AIG lại do 1 sản phẩm khác : các sản phẩm phái sinh tín dụng, nó có tín bảo mật cao và ít được biết đến một cách rộng rãi. Chúng ta có thể hình dung một cách nôm na các CDS này như là một cổ phiếu được dùng để tách rủi ro tín dụng của 1 trái phiếu hoặc một món nợ. Vào thời kì đỉnh điểm thì nominal của các CDS này vào khoảng 80 000 tỉ USD , Lehman cùng với AIG đã chịu chết trên quả bom này. Các sản phẩm tài chính phái sinh này thường được phân tích và đánh giá bởi các chuyên gia toán tài chính, và các nhà lãnh đạo ngân hàng thì thường là không hiểu gì về nó. Trong hội đồng quản trị của Lehman và AIG không có 1 người nào có kinh nghiệm đủ để hiểu được rủi ro mà các sản phẩm này đem lại, và họ càng không hiểu được tầm quan trọng của quả bom mà họ đã ngồi trên đó. Kết quả của sự thiếu hiểu biết này thì các bạn đã rõ.......

Những điều mà chính quyền Obama vừa mới thông báo tuần qua rất đơn giản và dường như là hiển nhiên, rất dễ thấy: đó là các sản phẩm này sẽ được chuẩn hoá, được thực hiện thông qua 1 hệ thống rõ ràng như các thị trường cổ phiếu..

Vấn đề tiếp theo là anh em sẽ làm gì để duy trì bonus, một khi thị trường bị quản lí chặt chẽ. Vì thế mới đây, Morgan Stanley, thay vì bonus sẽ tăng lương cho anh em :D.

Wednesday, May 20, 2009

VIX

Giảm xuống dưới 28 kể từ ngày Lehman biến mất....

Thursday, May 14, 2009

Physics vs Finance

Quay trở lại bài trước về trách nhiệm của những người làm toán tài chính trong cuộc khủng hoảng tín dụng-tài chính-kinh tế hiện nay. Hôm trước Nicole El Karoui có 1 buổi conference nói về vấn đề này. Để chứng minh cho việc toán tài chính chỉ là 1 mắt xích không chủ đạo, Nicole đã sử dụng notional để làm dẫn chứng. bà cụ tính notional của tất cả các hoạt động tài chính trên các thị trường Châu Âu, và chia làm hai loại : loại thứ nhất không liên quan đến các sản phẩm phái sinh (derivatives) và loại thứ hai là các options (dịch là gì nhỉ?). Loại thứ hai là loại mà các mô hình toán học được sử dụng. Bằng số liệu dựa trên notional, bà cụ chỉ ra rằng chỉ có khoảng 20% số lượng tiền trên thị trường có liên quan đến toán tài chính. Một con số không phải là lớn để quyết định số phận của khủng hoảng hay sự sụp đổ của Lehman. Dẫn chứng rất đơn giản, không đầy đủ nhưng có vẻ thuyết phục. Theo các bạn cần có những yếu tố nào nữa để xác định nguyên nhân của khủng hoảng, và các mô hình toán học đã đủ hay chưa cho việc sự dụng, phân tích các sản phẩm phức tạp?

Tuesday, May 12, 2009

Stress tests

Lần trước tớ có bình luận việc EU nên thực hiện cái này, hôm nay thấy trên tất cả các báo đều đăng tải việc EU chuẩn bị làm vào tháng 9 :)).

Friday, May 8, 2009

Physics vs Finance

Trong lần trước khi nói về trách nhiệm của cuộc khủng hoảng tín dụng, rồi khủng hoảng tài chính và kinh tế 2007-2009, tớ có nhắc tới hai người Jean Philippe Bouchaud và Nicole El Karoui. Cả hai đều là giáo sư của Báck Khoa Paris. Bài này sẽ cố gắng giới thiệu hai đồng nghiệp này và 1 số quan điểm và thái độ cũng như cuộc tranh luận giữa họ.

Với các bạn thuộc trường phái Pháp thì cái tên Nicole El Karoui (NEK) không có gì là lạ. Bà là người khởi đầu trong việc đào tạo toán tài chính cho ngành tài chính và ngân hàng của Pháp và thế giới, hơn 30% các chuyên gia, trader, analyste quantitative ở Paris, London, NY, Tokyo, Hongkong được đào tạo từ Pháp và những người nắm vị trí chủ chốt thường là học trò của NEK. Chính vì thế trong những thời kì hoàng kim của ngành tài chính nói chung và tài chính lượng nói riêng, tên tuổi của NEK được nhắc đến rất nhiều. Tuy nhiên khi chúng ta nhìn nhận về mặt khoa học thì các công trình khoa học của NEK kô có gì nổi bật cho lắm. Tớ không nhìn thấy giải thưởng khoa học nào dành cho NEK. Đến năm 2006 thì NEK được nhận huy chuơng Bắc Đẩu Bội Tinh của nước Pháp cho những đóng góp của bà trong ngành toán tài chính, phái sinh chứng khoán (từ này tớ ko hiểu dịch thế nào, chỉ lấy từ cách dịch của VN mà tớ thấy). Ngoài công việc GS ở Bách Khoa Paris , ĐH Paris 6, bà còn làm tư vấn trong một số ngân hàng, bà làm tư vấn trong nhóm làm việc của tớ ở Calyon.

Còn Jean-Philippe Bouchaud (JPB), một nhà vật lý. Tớ từng nghe tên tuổi của đồng nghiệp này từ những ngày còn mài đũng quần trên ghế nhà trường, với cây bút chì viết vài phương trình mà số người hiểu được rất ít. Một cách rộng thì JPB làm cùng ngành với tớ ngày xưa, nhưng gần gũi với stock market hơn tớ. Nhìn những công trình khoa học của JPB cũng như đánh giá của giới khoa học thì JPB thuộc những nhà Vật Lý hàng đầu của nước Pháp nói riêng và thế giới nói chung. JPB làm việc trong nhóm nghiên cứu Vật Lý Lý Thuyết ở trung tâm nghiên cứu CEA (Một trung tâm nghiên cứu tương tự như trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp CNRS). JPB là học trò của trường Sư Phạm Paris, nhận giải thưởng nghiên cứu của IBM cùng năm với ông thầy cũ của tớ vào năm 1990 lúc mà JPB mới 27-28 tuổi. Sau đó năm 1995 thì nhận huy chương bạc của trung tâm nghiên cứu quốc gia khi mới 33 tuổi, rất rất trẻ để nhận giải thưởng này (Tớ làm 1 phép so sánh để các bạn thấy JPB giỏi thế nào, ông thầy tớ chỉ nhận huy chương bạc này vào năm 2002, lúc đã ngoài 40 tuổi, còn Philippe Aghion, thầy của Đỗ béo nhận huy chương bạc của CNRS vào năm 2006 lúc đã 50 tuổi.), Những người được nhận giải thưởng này thường có công trình nghiên cứu rất xuất sắc, có tính tiên phong, và sau đó thì xác suất để nhận giải Nobel là rất cao. JPB mới trở thành Giáo Sư Vật Lý của Bách Khoa năm nay và là người duy nhất cho đến nay được phép có 2 vị trí : 1 vị trí giảng dạy ở Bách Khoa và 1 vị trí quản lý ở 1 hedge fund và tổ chức Science & Finance bên ngoài.

NEK và JPB cũng là đồng nghiệp của nhau và từng viết chung với nhau nhiều bài báo, ngồi với nhau trong nhiều luận án Tiến Sĩ, và nay lại công kích nhau, một điều mà tớ thấy không thú vị cho lắm, nhưng dù sao ý kiến của họ đáng được đọc và suy nghĩ. Về phương diện khoa học mà nói thì tranh luận khoa học luôn luôn tốt....

JPB cho rằng trách nhiệm của cuộc khủng hoảng tín dụng và tài chính một phần lớn là ở mô hình của những người làm toán tài chính. Ừ cũng không sai, vì dù sao mô hình tính toán CDO, rồi các sản phẩm phái sinh liên quan, hiện nay đều không chính xác. Mới đây Eric Benhamou công bố đã sửa được lỗ hổng này trong mô hình tính toán (liên quan phần nhiều đến correlation trong mô hình CDO). Tớ sẽ kô đi sâu vào chi tiết vì tớ ko chuyên về cái này.

Còn NEK thì phản biện rằng : "Các mô hình của chúng tôi được làm để hoạt động trong điều kiện bình thường, với một số lượng sản phẩm bán ra có hạn. Theo NEK thì một mô hình hoạt động tốt, đảm bảo được rủi ro cho 50 triệu USD, thì lại không chạy tốt cho 500 triệu USD. NEK cho rằng những người làm toán ở markets đã không thông báo đầy đủ rủi ro có thể của các mô hình, và như thế họ là 1 mắt xích của khủng hoảng tài chính, nhưng không phải mắt xích quan trong nhất, mắt xích quan trong nhất là sự hình thành của bong bóng tài chính. NEK đặt câu hỏi là tại sao chúng ta để bong bóng hình thành?. NEK cũng nói đến trách nhiệm và công việc của các tổ chức đánh giá tài chính (rating) là không rõ ràng mà tớ nhắc đến trong bài trước". NEK rất không hài lòng trong những ngày làm việc trong nhóm của tớ, bà luôn bị cảm giác chịu trách nhiệm đổ lên đầu bà...........

Tuesday, May 5, 2009

SCAP (II)

Bình luận thêm một chút về cái này nhé.

Tớ tự hỏi là nếu Mẽo và chính quyền dùng các bài tests để kiểm tra sức chịu đựng của 19 ngân hàng thì cách làm của họ có giống cách mà các tổ chức như Moody, S&P và Fitch làm để đánh giá rating của các ngân hàng hay không? Bời vì vai trò của các tổ chức này về mặt nào đó là làm công việc này. Tuy nhiên, theo đánh giá chung thì các tổ chức này vẫn chưa chú tâm vào làm những việc có tàm rộng như việc đánh giá sức khoẻ các ngân hàng. Như đã nói ở phần trước công việc này là 1 công việc tinh tế, việc tiến hành và thông báo rộng rãi là cả 1 nghệ thuật chứ không thuần tuý là khoa học kinh tế.

Câu hỏi thứ hai đặt ra là Âu Châu có nên làm một công việc tương tự hay không? Nếu các bài tests này thành công ở Mẽo và Âu Châu không thực hiện thì chắc chắn rằng khả năng cạnh tranh của các ngân hàng Mẽo sẽ tăng lên rất nhiều. Lúc đó Âu Châu sẽ càng chìm đắm trong khủng hoảng, một khi mà sự minh bạch chưa được thực hiện trong hệ thống tài chính.

Tuần này các bạn chờ xem DJI biến đổi thế nào nhé, theo tin đồn thì các bạn trader chờ đợi sự sụt giảm của DJI và dĩ nhiên sẽ có đồ thị hình chữ W.