Monday, June 8, 2009

Rating Agencies

Bài trước tớ nhắc đến vai trò của các tổ chức đánh giá (rating agencies) trong việc đánh giá các sản phẩm structured của các ngân hàng, mới đây lại nổi lên vấn đề đánh giá rủi ro của một quốc gia bằng cách sử dụng các kí hiệu trên thị trường quốc tế. Vậy thì bản chất của vấn đề là gì và sao lại có nhiều ý kiến về vấn đề này ??..........




---to be continued..............

Monday, June 1, 2009

Biến đối khí hậu và nước biển dâng

Hôm qua vừa mới đi nghe bài nói chuyện về chủ đề này của Bác Nguyễn Ngọc Trân áp dụng cho Đồng Bằng Sông Cửu Long, một vài ý trong bài nói chuyện liên quan đến ảnh hưởng của vấn đề này đến kinh tế xã hội của ĐBSCL và có nhắc đến nghiên cứu của WB cũng như IPCC mà có lần Đỗ béo đã nói.

Hãy không bàn đến vấn đề khoa học mà Bác Trân giới thiệu, bời vì tớ là người ngoại đạo, hơn nữa bài trình bày của bác Trân rất khoa học và dễ hiếu, ít nhất đối với tớ. Bác Trân cũng đưa ra các số liệu giống như Đỗ béo. Nhìn các con số này tớ thì nghĩ hơi khác, định giơ tay hỏi, nhưng bản tính vốn nhút nhát với lại có nhiều em sinh viên họ nhiệt tình hỏi nên lại thôi, nhường thời gian cho họ. Nếu nhìn các số liệu mà WB đưa ra : nếu mực nước biển dâng lên 1m hay 2 m, hay 5m thì sẽ có bao nhiêu % diện tích sẽ bị chìm và ảnh hưởng đến bao nhiêu % GDP, với tớ số liệu này chẳng có ý nghĩa gì lắm. Bởi vì thứ nhất, tốc độ nước biển dâng chỉ cỡ 6-15cm/năm vậy thì người ta tính toán cho cái số liệu 1m, 2m hay 5m để làm gì ?, tại sao lại không tính toán cho trường hợp chỉ 1cm, hay 10 cm, 20cm những số liệu này sẽ gần với tương lai hơn và thực tế hơn. Như thế có nghĩa là trên bản đồ biển VN sẽ có nhiều điểm hơn, khi đó các nhà làm chính sách sẽ dễ dàng hơn trong các quyết định.
Thứ hai, một khi nước biển đã dâng lên 1m thì chắc gì còn dân cư trong các vùng lân cận, như Cà Mau, các tỉnh giáp biển Đông và vịnh Thái Lan...??

Một vấn đề nữa định hỏi nhưng lại thôi là vấn đề lũ và ngập mặn ở ĐBSCL. Nếu chúng ta nhớ lại vào khoảng 1997-1998, khi mà ở ĐBSCL có cơn bão Linda, rồi rất nhiều lũ đổ về thì chúng ta đã sử dụng hệ thống kênh rạch ở ĐBSCL làm phương tiên thoát lũ. (Xin nhấn mạnh thêm là ở Nam Bộ có một hệ thống kênh rạch rất chằng chịt, ví dụ như các tỉnh như Kiên Giang, Tiền Giang, etc). Một trong các con kênh mà chúng ta sử dụng đó là kênh Vĩnh Tế, con kênh được đào từ thời nhà Nguyễn, thế kỉ thứ 18, làm phương tiện giao thông và thương mại, bà con Nam Bộ sinh sống cũng nhiều dọc theo các con kênh. Vào thời điểm lũ chúng ta đào sâu thêm cho lũ thoát từ con kênh này ra biển, mà đã quên mất một hiện tượng là vào mùa khô, khi ko có lũ, và có triều lên thì chính con kênh này là nơi đưa nước biển mặn vào đồng bằng, làm nhiễm mặn đất canh tác...Chính việc này mà vào thời điểm đó một nhà địa chất học lão thành của VN đã "mắng yêu" một nhà "vật lý" có tiếng của VN (một người ngoại đạo trong vấn đề này), khi có quyết định về việc thoát lũ ở ĐBSCL....Không hiểu là sau đấy thì người ta làm thế nào, tớ cũng không theo dõi nhiều nên không biết........