Friday, May 8, 2009

Physics vs Finance

Trong lần trước khi nói về trách nhiệm của cuộc khủng hoảng tín dụng, rồi khủng hoảng tài chính và kinh tế 2007-2009, tớ có nhắc tới hai người Jean Philippe Bouchaud và Nicole El Karoui. Cả hai đều là giáo sư của Báck Khoa Paris. Bài này sẽ cố gắng giới thiệu hai đồng nghiệp này và 1 số quan điểm và thái độ cũng như cuộc tranh luận giữa họ.

Với các bạn thuộc trường phái Pháp thì cái tên Nicole El Karoui (NEK) không có gì là lạ. Bà là người khởi đầu trong việc đào tạo toán tài chính cho ngành tài chính và ngân hàng của Pháp và thế giới, hơn 30% các chuyên gia, trader, analyste quantitative ở Paris, London, NY, Tokyo, Hongkong được đào tạo từ Pháp và những người nắm vị trí chủ chốt thường là học trò của NEK. Chính vì thế trong những thời kì hoàng kim của ngành tài chính nói chung và tài chính lượng nói riêng, tên tuổi của NEK được nhắc đến rất nhiều. Tuy nhiên khi chúng ta nhìn nhận về mặt khoa học thì các công trình khoa học của NEK kô có gì nổi bật cho lắm. Tớ không nhìn thấy giải thưởng khoa học nào dành cho NEK. Đến năm 2006 thì NEK được nhận huy chuơng Bắc Đẩu Bội Tinh của nước Pháp cho những đóng góp của bà trong ngành toán tài chính, phái sinh chứng khoán (từ này tớ ko hiểu dịch thế nào, chỉ lấy từ cách dịch của VN mà tớ thấy). Ngoài công việc GS ở Bách Khoa Paris , ĐH Paris 6, bà còn làm tư vấn trong một số ngân hàng, bà làm tư vấn trong nhóm làm việc của tớ ở Calyon.

Còn Jean-Philippe Bouchaud (JPB), một nhà vật lý. Tớ từng nghe tên tuổi của đồng nghiệp này từ những ngày còn mài đũng quần trên ghế nhà trường, với cây bút chì viết vài phương trình mà số người hiểu được rất ít. Một cách rộng thì JPB làm cùng ngành với tớ ngày xưa, nhưng gần gũi với stock market hơn tớ. Nhìn những công trình khoa học của JPB cũng như đánh giá của giới khoa học thì JPB thuộc những nhà Vật Lý hàng đầu của nước Pháp nói riêng và thế giới nói chung. JPB làm việc trong nhóm nghiên cứu Vật Lý Lý Thuyết ở trung tâm nghiên cứu CEA (Một trung tâm nghiên cứu tương tự như trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp CNRS). JPB là học trò của trường Sư Phạm Paris, nhận giải thưởng nghiên cứu của IBM cùng năm với ông thầy cũ của tớ vào năm 1990 lúc mà JPB mới 27-28 tuổi. Sau đó năm 1995 thì nhận huy chương bạc của trung tâm nghiên cứu quốc gia khi mới 33 tuổi, rất rất trẻ để nhận giải thưởng này (Tớ làm 1 phép so sánh để các bạn thấy JPB giỏi thế nào, ông thầy tớ chỉ nhận huy chương bạc này vào năm 2002, lúc đã ngoài 40 tuổi, còn Philippe Aghion, thầy của Đỗ béo nhận huy chương bạc của CNRS vào năm 2006 lúc đã 50 tuổi.), Những người được nhận giải thưởng này thường có công trình nghiên cứu rất xuất sắc, có tính tiên phong, và sau đó thì xác suất để nhận giải Nobel là rất cao. JPB mới trở thành Giáo Sư Vật Lý của Bách Khoa năm nay và là người duy nhất cho đến nay được phép có 2 vị trí : 1 vị trí giảng dạy ở Bách Khoa và 1 vị trí quản lý ở 1 hedge fund và tổ chức Science & Finance bên ngoài.

NEK và JPB cũng là đồng nghiệp của nhau và từng viết chung với nhau nhiều bài báo, ngồi với nhau trong nhiều luận án Tiến Sĩ, và nay lại công kích nhau, một điều mà tớ thấy không thú vị cho lắm, nhưng dù sao ý kiến của họ đáng được đọc và suy nghĩ. Về phương diện khoa học mà nói thì tranh luận khoa học luôn luôn tốt....

JPB cho rằng trách nhiệm của cuộc khủng hoảng tín dụng và tài chính một phần lớn là ở mô hình của những người làm toán tài chính. Ừ cũng không sai, vì dù sao mô hình tính toán CDO, rồi các sản phẩm phái sinh liên quan, hiện nay đều không chính xác. Mới đây Eric Benhamou công bố đã sửa được lỗ hổng này trong mô hình tính toán (liên quan phần nhiều đến correlation trong mô hình CDO). Tớ sẽ kô đi sâu vào chi tiết vì tớ ko chuyên về cái này.

Còn NEK thì phản biện rằng : "Các mô hình của chúng tôi được làm để hoạt động trong điều kiện bình thường, với một số lượng sản phẩm bán ra có hạn. Theo NEK thì một mô hình hoạt động tốt, đảm bảo được rủi ro cho 50 triệu USD, thì lại không chạy tốt cho 500 triệu USD. NEK cho rằng những người làm toán ở markets đã không thông báo đầy đủ rủi ro có thể của các mô hình, và như thế họ là 1 mắt xích của khủng hoảng tài chính, nhưng không phải mắt xích quan trong nhất, mắt xích quan trong nhất là sự hình thành của bong bóng tài chính. NEK đặt câu hỏi là tại sao chúng ta để bong bóng hình thành?. NEK cũng nói đến trách nhiệm và công việc của các tổ chức đánh giá tài chính (rating) là không rõ ràng mà tớ nhắc đến trong bài trước". NEK rất không hài lòng trong những ngày làm việc trong nhóm của tớ, bà luôn bị cảm giác chịu trách nhiệm đổ lên đầu bà...........

No comments:

Post a Comment