Saturday, May 30, 2009

Tăng vốn điều lệ

Gần đây để đối phó với suy thoái kinh tế, nhiều tập đoàn kinh tế lớn của thế giới, và Việt Nam đã lựa chọn giải pháp tăng vốn, ví dụ gần đây nhất của năm 2009 là HSBC, còn ở Vn thì Vietcombạnk cũng đang rục rịc tăng vốn. Tăng vốn có nhiều cách khác nhau, nhiều mục đích khác nhau, ví dụ như để có tiền đầu tư vào các dự án mới, cải thiện bản cân đối kế toán, etc... Một trong các cách đó là subscription thêm cổ phiếu mới. Vậy thì việc tăng vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá của cổ phiếu của công ty, và làm thế nào để mô hình hoá rủi ro và ảnh hưỏng của việc tăng vốn điều lệ?


Tăng vốn điều lệ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu qua các hiệu ứng khác nhau : hiệu ứng pha loãng, hiệu ứng deleverage thông qua các thông số như : tổng vốn hoá thị trường trước khi tăng vốn, credit spread và thời hạn nợ (Hãy lấy ví dụ HSBC, có tổng vốn hoá thị trường là 21,8 % tài sản nợ , spread 1 năm cỡ 2,25 %). Credit spread có ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản nợ của công ty, do đó ảnh hưởng đến volatility của tài sản của nó còn vốn hoá thị trường thì có ảnh hưởng tới hiệu ứng leverage, tổng vốn thị trường càng bé thì hiệu ứng leverage càng lớn, và vì vậy tính options của cổ phiếu càng lớn. Thời gian nợ càng lớn thì rủi ro phá sản càng cao và do đó ảnh hưởng của deleverage càng lớn. Ngoài ra chính sách trả cổ tức (dividend) cũng có ảnh hưởng tới việc tăng vốn. Tuy nhiên mô hình hoá cổ tức là 1 bài toán cực kì phức tạp, cho đến nay hầu hết các ngân hàng trên thế giới đều sử dụng các mô hình gần đúng....

Tăng vốn điều lệ sẽ dẫn đến việc giá cổ phiếu giảm xuống để đạt được cân bằng bởi hiệu ứng pha loãng, tuy nhiên nó không có ảnh hưởng ngay lập tức. Thông thường các nhà đầu tư cứ chờ đợi sự giảm giá của cổ phiếu của công ty chuẩn bị tăng vốn để chờ đợi arbitrage, thế nhưng quyền được mua các cổ phiếu mới gắn liền với việc sở hữu các cổ phiếu cũ vì thế sẽ không có arbitrage. Sau đó, tại thời điểm mở cửa của thời gian subscription thì quyền này (Pre-emptive Subscription right , PSR), tách khỏi cố phiếu và được bán 1 cách độc lập. Và sau đó thì giá cổ phiểu sẽ giảm đi, số lượng giảm chính bằng tổng giá trị của PSR. Về mặt lí thuyết thì giá cổ phiếu sẽ giảm lần đầu tiên ngay sau khi có công bố tăng vốn điều lệ, do ảnh hưởng của hiệu ứng deleverage. Tiếp đó sẽ có đợt giảm lần thứ hai tại thời điểm bắt đầu của giai đoạn subscription, do PSR. Trở lại với ví dụ của HSBC, thì giá cổ phiếu của HSBC giảm mạnh 18,35% trong giai đoạn tăng vốn.

Để mô hình hoá việc tăng vốn điều lệ, các bạn làm toán sự dụng mô hình Merton (các bạn google xem là ai nhé), và kết quả chỉ ra việc tăng vốn của HSBC làm cổ phiếu giảm đi khoảng 18%, không khác xa là mấy so với thực tế. Tiếc là không có đầy đủ thông số của Vietcombank để thử một cái xem sao ......

No comments:

Post a Comment